Kỹ thuật dệt vải và may thêu trang phục


  • 5 / 5 ( 1 Phiếu)

    Dệt vải đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Việt xưa. Đây là một nghề riêng biệt, yêu cầu một lượng lớn nhân công, nguồn nguyên liệu dồi dào do phát triển nông nghiệp. Thời kỳ đó có đủ và dư nhân công để có thể dệt vải, cũng như cho các ngành thủ công và công nghiệp khác như đúc đồng, làm gốm… Nghề dệt vải thường được dành riêng cho nữ giới, bởi vì tính cầu kỳ, phức tạp, yêu cầu sự kiên nhẫn và khéo léo của người dệt.

    Công đoạn của nghề dệt vải lụa tơ tằm

    Các công đoạn của nghề dệt vải khá lâu và phức tạp, nên có thể các trang phục của người Việt xưa được dệt và nhuộm đơn giản để dành cho đa số dân cư, những hoa văn yêu cầu các công đoạn phức tạp hơn chỉ dành cho bậc quý tộc.

    1. Trồng cây, nuôi tằm và khai thác sợi:

    Bước đầu của kỹ thuật dệt may bắt đầu từ chỗ trồng cây, nuôi tằm và khai thác sợi.

    – Đối với sợi lanh và các loài sợi có nguồn gốc thực vật, thì người dân trồng, khai thác, phơi, sau đó tước cây lanh thành các sợi đều nhau.

    – Đối với sợi tơ tằm, thì người dân trồng cây dâu tằm, nuôi tằm, để tằm thả tơ, kết kén, khoảng 1 tháng sau khi nuôi tằm, người dân thu hoạch kén, luộc kén, kéo sợi tơ từ kén tằm, thành sợi tơ tằm.

    Đây là khởi đầu cho quá trình dệt vải, quá trình trồng cây, nuôi tằm, khai thác sợi yêu cầu rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, nó cũng chỉ là một phần của kỹ thuật dệt vải và may thêu trang phục yêu cầu nhiều kỹ thuật cũng như sự công phu, tỉ mỉ trong từng công đoạn.

    2. Se sợi vải:

    Bước tiếp theo của quá trình dệt vải là se sợi, trong thời Phùng Nguyên, thì rất phổ biến kỹ thuật se sợi bằng dọi đất nung. Sợi được khai thác từ thực vật và tơ tằm được se thành sợi với kỹ thuật như hình minh họa phía dưới.

    Kỹ thuật se sợi vải tới thời Đông Sơn có thể phát triển hơn, thành guồng se sợi và quay tơ (xa), tương tự như người Mường dưới đây, để có thể se sợi thành sợi vải, chuẩn bị cho giai đoạn dệt vải. Bên cạnh đó một số ít sợi sẽ được se vào con thoi, để chuẩn bị cho công đoạn dệt bằng khung cửi.

    3. Các kiểu khung dệt:

    Khung dệt sợi vải có 2 kiểu cách khác nhau: khung rờikhung cửi, gắn liền với các giai đoạn lịch sử. Khung rời được sử dụng từ thời đá mới, tới thời đồ đồng khoảng hơn 2300 năm trước, thì bắt đầu xuất hiện khung cửi cùng con thoi. Kiểu dệt sợi vải bằng khung rời được sử dụng phổ biến trong thời đá mới, và vẫn được tiếp tục sử dụng trong thời đồ đồng và đồ sắt.

    a. Dệt vải bằng khung rời:

    Đối với hình ảnh dệt bằng khung rời, thì nó được được thể hiện rất rõ trên tượng đồng Điền Việt, với hình ảnh nữ giới ngồi bệt để dệt vải trên khung rời, người Tây Nguyên cũng có kỹ thuật tương tự như vậy, đây là kỹ thuật sơ khai và đơn giản nhất, được sử dụng có thể phổ biến trong giai đoạn khoảng 4000 năm trước đây.

    Chi tiết hơn về chiếc khung rời của người Tây Nguyên: “Người phụ nữ Jrai và Bahnar không dệt trên khung cửi cố định. Công cụ dệt của họ chỉ là những bộ phận rời đơn giản mà đa số tham gia vào việc giăng sợi thành một thảm dọc trước mặt người dệt, để người này ngồi một chỗ mà đan chỉ ngang qua thảm dọc kia. Một khi sợi đã được đan thành thảm dọc, với sự tham gia của các bộ phận rời ở trên thì tổng thể ấy được thấy như một khung dệt rõ nét nhất. Khi dệt bắt buộc họ phải ngồi trên nền đất hoặc nền nhà, hai chân duỗi thẳng đạp lên một thanh gỗ nằm ngang để căng mặt sợi trên khung dệt. Tất cả các đầu khung dệt được cột vào chỗ chắc chắn như cột nhà, hoặc gốc cây, khi dệt người phụ nữ dùng chân và lưng của mình để căng dàn sợi.”

    b. Dệt vải bằng khung cửi:

    Khung cửi là một bước cải tiến lớn hơn nhiều so với kỹ thuật dệt vải bằng khung rời, các dân tộc gần với người Việt hơn như Mường, Thái, Tày, Hmong đều đã chuyển sang dệt bằng khung cửi lớn và cố định, bằng các loại gỗ có độ bền cao. Loại khung cửi này đi cùng với con thoi được se lại bằng công cụ như chúng tôi đã đề cập tới ở trên.

    4. Dệt nhuộm và may thêu trang phục:

    Theo tài liệu khảo cổ, thì người Việt thời kỳ Hùng Vương dệt vải sử dụng phương pháp nhuộm sợi rồi mới dệt, chứ chưa nhuộm trực tiếp cả tấm vải sau dệt.

    “Những màu sắc này được tạo ra bằng cách nhuộm sợi (chứ chưa phải nhuộm cả tấm vải). Các sợi màu khác nhau được đưa vào khung dệt để tạo hình trang trí trên tấm vải theo nguyên tắc trang trí của nghệ thuật đan lát mây tre.” Do đó các kỹ thuật chính của thời kỳ Đông Sơn bao gồm kỹ thuật dệt sợi nhuộm tương tự như người Mường, Thái, và kỹ thuật nhuộm ikat như người Dai và các dân tộc Đông Nam Á.

    a. Kỹ thuật dệt nhuộm của người Mường, người Thái: Với người Mường, người Thái, họ se sợi, sau đó nhuộm trực tiếp những bó sợi vải, hoa văn được tạo thành trong quá trình dệt vải. Để hình dung rõ hơn về quá trình dệt của hai dân tộc Mường, Thái, bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin trên Wikipedia

    b. Kỹ thuật nhuộm bao sợi:

    Ở người Nam Đảo và người Dai cũng tồn tại một dạng dệt sợi dọc, tạo hoa văn ngay trên vải được dàn thành hàng ngang. Kỹ thuật này được các nhà nghiên cứu chứng minh có thể xuất phát từ khoảng hơn 4000 năm trước, khi người Nam Đảo và người Dai, cũng như người Việt đang còn ở vùng Động Đình, Dương Tử.

    Kỹ thuật này bắt đầu từ việc se sợi, sau đó dàn thành dàn sợi đều nhau. Hoa văn sẽ được tạo trực tiếp trên vải. Cuối cùng là quá trình dệt vải thành tấm, với cả hai kiểu khung rời và khung cửi cố định. Các kỹ thuật dệt nhuộm của các dân tộc là các gợi ý quan trọng để chúng ta có thể tìm hiểu về kỹ thuật dệt nhuộm của dân tộc Việt xưa kia.

    5. Tìm hiểu về kỹ thuật nhuộm vải và màu nhuộm:

    Về kỹ thuật nhuộm vải, thì các tài liệu khảo cổ cho thấy người Việt thời kỳ Đông Sơn nhuộm sợi, sau đó dệt chứ chưa phải dệt cả tấm, bằng các phương pháp mà chúng tôi đã đề cập tới ở trên. Những sợi vải của khăn tắm sau khi được se sẽ được đem đi nhuộm màu.

    a. Màu nhuộm sợi vải:

    Các màu cơ bản tạo nên các bộ trang phục thời Hùng Vương:

    – Các tài liệu khảo cổ: màu ngà tự nhiên, màu xanh chàm, màu nâu gụ, màu vàng nghệ.

    – Các tài liệu dân tộc học: trắng, đen, đỏ, hồng, vàng, nâu, vàng, cam, tím, xanh.

    b. Các loại màu nhuộm:

    Màu nhuộm được sử dụng từ các loại cây tự nhiên, được pha với các tỉ lệ khác nhau để có được màu nhuộm như ý. Như vậy thì màu nhuộm sẽ rất đa dạng, có thể từ tông màu đậm tới nhạt, tùy vào người nhuộm quyết định, có thể thực hiện được qua nhiều lần nhuộm. Dưới đây là các tài liệu về kỹ thuật dệt vải và thông tin về các loại cây được sử dụng để nhuộm màu để bạn đọc hình dung rõ hơn.

    Màu nhuộm của người Việt: “Bốn màu cơ bản hiện có bằng chứng trên vải sợi thời dựng nước là: màu ngà tự nhiên không nhuộm, màu chàm nhuộm từ lá cây indigo, màu nâu gụ từ củ nâu và màu vàng nghệ.”

    Màu nhuộm của người Mường: “Sợi dệt thổ cẩm được nhuộm từ các chất liệu có nguồn gốc thiên nhiên: màu đỏ nhuộm từ nước cây bang (tô mộc), màu vàng chế từ hạt quả chung khù, màu xanh lấy từ lá cây mớc… Người Mường sử dụng từ 3 màu hoặc 5 màu cho một tấm thổ cẩm gồm: xanh, đỏ, vàng, trắng, đen.”

    Màu nhuộm của người Cơ Tu: “Người Cơ Tu cho đến nay vẫn còn giữ nhiều bí quyết trong nhuộm màu thổ cẩm. Màu hồng chính là màu được tạo ra từ củ nâu luôn sẵn có trong những cánh rừng. Đồng bào thường chọn những củ lớn nặng đến vài ký. Khi sử dụng, chúng được thái thành lát, bỏ vào nồi nước đang sôi. Với chất liệu này, nếu chỉ nhuộm một lần sẽ có được màu hồng, màu nâu, màu tím. Các màu khác cũng có thể được tạo ra bằng cách kết hợp các chất liệu tạo màu đỏ và đen.”

    – Màu nhuộm của người Thái: “Sau khi rửa sạch, các loại lá, rễ cây được cắt nhỏ cho vào nồi đun trong khoảng 10 phút, vừa đủ thời gian để các loại lá, rễ cây ra màu. Tùy vào từng mẫu hoa văn, bà con có từng cách thức pha chế, với tỷ lệ khác nhau để cho ra các màu sắc như đỏ tím, xanh rêu, màu vàng cam, xanh nõn chuối, xanh lá cây,… Tất cả các màu nhuộm đều bằng nguồn nguyên liệu tự nhiên có trong rừng như màu vàng da cam được chiết ra từ rễ xẹt, lá nhãn vôi ra màu xanh nõn chuối, màu nâu từ lá cà phê, màu đỏ từ cánh kiến… Còn các màu khác phải pha trộn nhiều loại màu với nhau. Đây là bí quyết pha màu của mỗi “nghệ nhân” để có màu tự nhiên như ý.”

    Kết luận, từ những màu sắc đa dạng và cơ bản này, các công nhân may dệt vải có thể sử dụng để tạo nên những mẫu vải sợi sử dụng sản xuất dòng sản phẩm khăn tắm khách sạn. Điều này tạo nên những bộ khăn tắm cho khách sạn, nhà nghỉ, resort… tinh tế, thẩm mỹ hài hòa nhất trên thị trường hiện nay.

  • Rate this post
    Bài viết liên quan